Ở trọ: Những phiền phức và cả nỗi lo sợ đến rùng mình
Lâu nay, những bất cập khi sống trong cảnh ở trọ đã được nói đến nhiều. Nào là mất cắp, nào là lừa gạt, mất vệ sinh, điều kiện sống xuống cấp nặng nề… gây phiền toái và rắc rối cho những dân cư phải sống trong hoàn cảnh này. Tuy nhiên, chưa bao giờ cảnh ở trọ bộc lộ nhiều tiêu cực đến mức đáng báo động bởi nhiều vụ việc táo tợn không ngừng xảy ra như hiện nay. Những ngày qua, vụ án nữ sinh trường Sân Khấu Điện Ảnh Đ.C. T trong lúc đi xem nhà trọ một mình đã bị hãm hại đến mất mạng càng làm cho vấn đề này thêm nhức nhối.
Liên tiếp những vụ án gây rúng động
Năm 2012, làng sinh viên Hancinco, Thanh Xuân xôn xao vụ việc một nam thanh niên giả danh cán bộ quản lý hiếp dâm nữ sinh đến xem phòng tại đây.
Đối tượng là Trịnh Đăng Giang (SN 1977) trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trước đó, Giang thấy chị Phan Thị T. (SN 1989), trú tại huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, muốn thuê trọ tại làng sinh viên Hacinco (Hà Nội) nên đã nảy sinh ý đồ xấu. Hắn giả danh là nhân viên của làng sinh viên Hacinco, hứa chắc chắn như “đinh đóng cột” là sẽ giúp chị T. thuê trọ tại đây. Vào 19h ngày 31/8, như đã hẹn, chị T. lên phòng của Giang để nói chuyện. Tại đây, Giang đã khoá trái cửa, đòi thực hiện hành vi bỉ ổi với cô gái 23 tuổi này. Bị nạn nhân chống cự, hắn đã đánh đạp tàn nhẫn và nhét giẻ vào mồm chị T, sau đó cưỡng bức nạn nhân.
Đồng cảnh ngộ nhưng không may mắn sống sót như chị T, nữ sinh trường Sân Khấu Điện Ảnh Đ.C.T bị hãm hiếp, đánh đập đến chết là vụ án vừa xảy ra chỉ cách đây ít ngày.
Nghi phạm Nguyễn Anh Tú tại cơ quan công an. Ảnh cắt từ clip truyền hình ANTV
Theo lời khi của nghi phạm Nguyễn Anh Tú (35 tuổi, ở phường Hàng Bột, quận Đống Đa) , nghi phạm gặp chị T. trước cửa phòng trọ lúc nữ sinh đến đây với ý định thuê phòng, thấy nữ sinh này xinh xắn nên Tú nảy sinh ý đồ cưỡng bức.
Khi khống chế được nạn nhân trong phòng trọ bằng cách đập gạc vào đầu, nghi phạm đã cưỡng hiếp nạn nhân mặc cho nạn nhân kêu la và chống cự quyết liệt. Sau đó, trong khi nạn nhân chống cự, nghi phạm Tú đã dùng viên gạch dưới chân giường đập liên tiếp vào đầu nạn nhân dẫn đến tử vong.
>> Xem thêm: Mẹo đầu tư bất động sản sinh lãi cao cho nhà đầu tư
Hàng loạt những vấn đề
Ngày 20/5 vừa qua, Thủ tướng chính phủ vừa ban hành quy định về giá điện nước dành cho người ở trọ, cụ thể, chủ nhà trọ nào mà thu tiền điện của người thuê trọ cao hơn giá quy định sẽ bị xử phạt từ 7 – 10 triệu đồng. Đây là tin vui với nhiều người dân bởi sống cảnh ở trọ là đa số mọi người phải chấp nhận mức giá điện, nước cao hơn giá nhà nước gấp 3, thậm chí đến 5 lần.
Một khu nhà trọ điển hình của sinh viên
Nhiều người chúng ta chắc hẳn đều không còn xa lạ với những khu trọ nhếch nhác, chật hẹp, điều kiện sinh hoạt ở mức tối thiểu, không đảm bảo cho sức khỏe con người.
Chưa kể đến những vụ việc như lừa đảo người thuê trọ, hạch sách từ chủ nhà. Tình cảnh ở ghép gặp phải biến thái, trộm cắp….
Như vậy, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Thái Nguyên… nơi nhu cầu thuê trọ cao bởi lượng học sinh – sinh viên ngoại tỉnh và công nhân, cán bộ công nhân viên tạm trú đông, việc thuê trọ tiềm ẩn nhiều rủi ro cả về tài chính và nay là cả tính mạng.
Cần siết chặt quản lý
Theo như khảo sát, nhiều người dân cho biết một phần để xảy ra những hiện tượng tiêu cực như trên là do vấn đề quản lý chưa được tiến hành chặt chẽ, thậm chí rất sơ sài.
Trước hết là từ phía chủ nhà trọ, người trực tiếp quản lý khách thuê. Đa số các chủ nhà trọ hiện nay không làm hợp đồng thuê nhà cho khách. Trách nhiệm của chủ nhà trọ là lấy thông tin của khách để giúp họ làm tạm trú tạm vắng, đăng ký nhân thân với cơ quan công an địa phương nhưng cũng rất ít người thực hiện đầy đủ điều này.
Thứ hai là vai trò của cơ quan công an từ khu phố, phường, xã trở lên. Cần thường xuyên thanh tra kiểm tra các khu trọ, có cơ chế quản lý chặt chẽ như phạt, cảnh cáo nếu như chủ trọ và khách không thực hiện đúng quy định cư trú hình thức ở trọ của nhà nước.