Những quy định mới được điều chỉnh về cấp phép xây dựng tại Hà Nội
Một số quy định chi tiết về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố theo Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND vừa được UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 12/2018/QĐ-UBND.
Nhằm đáp ứng tình hình thực tế, 9 điều, 11 khoản và hơn 20 điểm tại Quyết định số 20 ban hành ngày 24/6/2016 quy định một số nội dung về cấp phép xây dựng trên địa bàn Thủ đô đã được Hà Nội bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ.
Quy định mới
Thứ nhất, đối với quy định về nguyên tắc cấp phép xây dựng, cơ quan cấp phép xây dựng sẽ phải đánh giá công trình đủ điều kiện cấp phép cần căn cứ trên ý kiến kết luận của các cơ quan có thẩm quyền tại các văn bản lưu trong hồ sơ.
Các nội dung thuộc lĩnh vực do cơ quan phát hành văn bản phải chịu trách nhiệm quản lý, cơ quan cấp phép xây dựng chỉ kiểm tra sự thống nhất về nội dung giữa các văn bản trong hồ sơ, không thẩm định lại tính hợp pháp của những văn bản này.
Giấy phép xây dựng là thủ tục không thể thiếu trước khi bất cứ công trình nào bắt đầu
Chủ đầu tư có trách nhiệm liên hệ cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có thay đổi các chỉ tiêu công trình như mật độ xây dựng, số tầng, công năng sử dụng, khoảng lùi, tăng số lượng căn hộ… trước khi làm thủ tục cấp phép xây dựng.
>> Xem thêm: 2 năm tới, nhà trên 700 triệu chưa phải chịu thuế
Một số quy định về việc đơn vị cấp phép không cần xin ý kiến các cơ quan quản lý chuyên ngành:
- Thay đổi phương án kết cấu tại hồ sơ thiết kế đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định so với phương án kiến trúc
- Thay đổi tổng diện tích sàn xây dựng do sai số kỹ thuật
- Thay đổi tổng chiều cao mà không vượt quá chiều cao chướng ngại vật hàng không quy định
- Điều chỉnh vị trí các khu chức năng như bổ sung thêm các bộ phận kỹ thuật khu thang bộ, thang máy do yêu cầu của ác cơ quan chuyên môn
- Thay đổi diện tích đất hay mục đích sử dụng đất…
Đối với Sở Xây dựng, các ban ngành, UBND cấp huyện, Chủ đầu tư, Hà Nội đưa ra Quyết định 12 như sau:
Các chủ đầu tư công trình, dự án chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực trong việc cung cấp các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…
Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội chịu trách nhiệm cung cấp bản đồ quy hoạch hướng tuyến, hành lang bảo vệ đã được duyệt đến các cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng và các đơn vị chức năng có nhiệm vụ quản lý…
Sau thời hạn 5 ngày, các công trình nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình.
Đáng lưu ý, UBND thành phố bãi bỏ Điểm b Khoản 4 Điều 3 Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của cơ quan thuộc Thành phố; Khoản 1 Điều 4 Quy mô công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn; Điểm a Khoản 1 Điều 5 Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất; Điều 12 Xử lý chuyển tiếp tại Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 24/6/2016 của UBND thành phố Hà Nội.