Nhiều khu đô thị ở Hà Nội “cứ mưa là ngập”, vì đâu nên nỗi ?

Những đợt mưa lớn ở thủ đô, người dân dễ dàng bắt gặp cảnh nhiều khu đô thị chìm trong biển nước, thậm chí bị cô lập như một ốc đảo. Nguyên nhân vì sao khu đô thị ở Hà Nội “cứ mưa là ngập” ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.

Khi đường phố hóa thành sông, tầng hầm chìm trong nước

Hiện nay, mặc dù hạ tầng đô thị Hà Nội thường xuyên được nâng cấp, nhưng thực trạng “hễ mưa lại ngập” vẫn diễn ra ở nhiều đường phố, khu đô thị. Kể cả ở một số khu đô thị cao cấp, chung cư hiện đại có giá bán lên tới chục tỷ đồng/căn hộ cũng không thoát khỏi vấn đề trên. Có thể lý giải điều này là do tại một số khu đô thị, chủ đầu tư chưa thực hiện đấu nối hệ thống thoát nước với hệ thống chung của thành phố.

Điển hình như khu vực chung cư cao cấp Keangnam, thông thường chỉ sau một hai tiếng mưa lớn là có thể biến thành “ốc đảo”, bốn bề xung quanh là nước. Lúc đó, các tuyến phố đô thị xung quanh như Dương Đình Nghệ, Phạm Hùng cũng không khác gì những dòng sông. Nhiều cư dân tại đây khá bức xúc vì để sở hữu căn hộ ở Keangnam họ đã phải bỏ ra số tiền lớn, nhưng vẫn phải lo lắng về việc bị tòa nhà bị ngập lụt, phải di chuyển khó khăn mỗi khi mưa lớn.

Nhiều khu đô thị ở Hà Nội “cứ mưa là ngập”, vì đâu nên nỗi ?

Những cơn mưa liên tiếp trong tháng 6, tháng 7 vừa qua cũng khiến nhiều khu chung cư, đô thị mới dọc Đại lộ Thăng Long bị cô lập, ngập sâu cả mét nước. Việc đi lại, đời sống sinh hoạt của cư dân khu The Golden An Khánh, Thăng Long Victory, Thiên đường Bảo Sơn…gặp rất nhiều khó khăn.

Hay thời điểm mùa hè năm 2016, khu đô thị Geleximco cũng từng bị bủa vây trong biển nước, nhiều tầng hầm nhà biệt thự bống chốc biến thành bể bơi. Điều này buộc nhiều hộ gia đình phải trang bị máy bơm để sẵn sàng hút nước ở tầng hầm mỗi khi mưa to, tránh hỏng hóc xe cộ và các thiết bị khác. Đó là thực trạng cũng diễn ra ở một số khu đô thị mới như Văn Quán, Văn Phú, Sông Đà – Sudico, Khu đô thị mới Dương Nội…

Lỗi từ quy hoạch chắp vá, dẫn đến hậu quả khôn lường

Theo nhiều chuyên gia xây dựng, sở dĩ xảy ra vấn đề này là do nhiều chủ đầu tư chỉ quan tâm đến việc làm nhà để bán, bỏ qua công đoạn xây dựng hạ tầng, kết nối hệ thống đồng bộ. Trong đó, cấp thoát nước là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu lại thường bị lơ là. Như hầu hết khu đô thị mới, khu chung cư ở phía Tây thành phố trước đây là các ruộng lúa, ao hồ, không có cốt nền đạt chuẩn, thiếu hệ thống thoát nước quy củ. Vậy nên, khi hình thành nhiều khu đô thị mới mà không có hệ thống hồ điều hòa đã khiến lượng nước mưa lớn không có chỗ tiêu thoát, khiến việc ngập úng trở nên nặng nề hơn.

Lỗi từ quy hoạch chắp vá, dẫn đến hậu quả khôn lường

Trong khi đó, thị trường bất động sản bán phía Tây và Tây Nam Hà Nội thời gian qua đang phát triển rất nóng. Dọc các tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Đại lộ Thăng Long, Lê Trọng Tấn có hàng chục dự án được hình thành. Tuy nhiên, bất cập về hạ tầng chưa được xử lý mà tỉ lệ bê tông hóa ngày càng lên cao, mật độ dân số tăng mạnh nên tình trạng ngập úng dự báo vẫn sẽ khó giải quyết được.

Tổng giám đốc Công ty TNHH Thoát nước Hà Nội – ông Võ Tiến Hùng cho biết, các đô thị mới thường bị ngập nặng “cứ mưa lớn là ngập” đều thuộc lưu vực hệ thống thoát nước cũ, chưa được cải tạo. Điển hình như khu đô thị Văn Quán, Văn Phú, Dương Nội (quận Hà Đông) thuộc lưu vực Hữu Nhuệ. Công ty cũng phát hiện hệ thống thoát nước tại một số khu đô thị chưa được đấu nối vào hệ thống chung của thành phố, trong khi đây là việc mà chủ đầu tư cần thực hiện.

Mặc dù trong quy hoạch chi tiết 1/500, chủ đầu tư bắt buộc phải làm hệ thống thoát nước cho khu đô thị mới. Tuy vậy, việc đấu nối vào hệ thống chung thực hiện ra sao thì chưa có sự kiểm soát chặt chẽ. Đó là lỗ hổng dẫn đến tình hình “cứ mưa là ngập”.

>>> Xem thêm : Nhiều thách thức khi đánh thuế sở hữu căn nhà thứ hai

Giải pháp nào cho vấn đề này ?

Nhiều chuyên gia lý giải tình trạng ngập trầm trọng ở các khu chung cư, đô thị mới chính là do đơn vị sau xây nền cao hơn đơn vị trước, khiến nước dồn hết vào khu vực đã làm trước gây nên ngập úng.

Giải pháp nào cho vấn đề này ?

Ông Phạm Sỹ Liêm – Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, ngập úng tại nhiều khu đô thị mới chủ yếu là do không tuân thủ nguyên tắc về chuẩn cốt nền chung, phát triển tùy tiện và manh mún. Các dự án đua nhau mọc lên mà không theo quy hoạch tổng thể đồng bộ, mỗi nơi áp dụng một kiểu cốt nền khác nhau, gây bất lợi cho việc tiêu thoát nước, nhất là mỗi khi mưa lớn liên tục.

Hiện tại, các giải pháp như khơi thông cống rãnh, luồng lạch, lắp đặt thêm máy bơm thoát nước chỉ là giải pháp mang tính tình thế. Còn về lâu dài, các chủ đầu tư các khu đô thị, chung cư mới cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xây dựng. Đó là lưu ý về việc thiết kế cốt nền, thực hiện hệ thống tiêu thoát riêng, đảm bảo đấu nối đồng bộ vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Lý giải vì sao khu đô thị ở Hà Nội “cứ mưa là ngập”

Bình luận

Đánh giá bài viết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chia sẻ bài viết