Ngóng nhà ở xã hội, ngóng đến bao giờ?

Sau 9 năm triển khai, Chương trình phát triển nhà ở xã hội tuy đã đem lại những hiệu quả quan trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhà ở đối với những người lao động thu nhập thấp.

Nguồn vốn Nhà nước dành cho phát triển nhà ở xã hội cũng không hề nhỏ nhằm thực thi chính sách – một khoản đầu tư an sinh xã hội hữu ích nhất đối với người dân. Bởi những góc khuyết đáng tiếc còn tồn tại gây nên chủ yếu từ chính sách khiến cho nhiều người dân đến thời điểm này đành bỏ ngỏ ước mơ về một nơi an cư.

Thực trạng tại Thủ đô

Tính đến đầu năm 2017, Hà Nội có 37 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành, cung cấp khoảng 1,37 triệu m2 sàn nhà ở phục vụ cho các đối tượng được hưởng chính sách. Kế hoạch tới đây, thành phố đang tiếp tục triển khai 48 dự án khác trong giai đoạn 2016 – 2020 ở các khu vực như Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì…

 Ngóng nhà ở xã hội, ngóng đến bao giờ?

Dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại khu đô thị mới Sài Đồng (quận Long Biên, Hà Nội) do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 5 làm chủ đầu tư là dự án đầu tiên của Hà Nội hoàn thành, việc cấp sổ đỏ cho hơn 400 hộ dân ngay sau khi bàn giao, đưa vào sử dụng.

Con số này thực chất mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu của người dân. Với những dự án gần trung tâm đô thị, khách hàng phải rất vất vả, bốc thăm chờ may rủi mới có thể mua được một căn hộ. Trong khi đó, những dự án quy mô lớn nhiều nay ở trong tình trạng “ế hàng” hoặc chưa dám triển khai xây dựng do bất cập ở vị trí, không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi…

Với các nhóm đối tượng khác như nhà ở cho học sinh sinh viên, công nhân lao động trong khu công nghiệp… thì hiệu quả vẫn chưa như mong đợi. Dự án tại Khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, số lượng sinh viên vào ở tại 3 tòa nhà đã hoàn thành chỉ đạt tỷ lệ 30% với khoảng 400 phòng. Dự án tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long cũng còn trống hơn 3000 chỗ…

>>> Xem thêm: Cách chọn và bài trí nội thất cho nhà chật

Gói 30 nghìn tỷ đã hết, người nghèo trông vào đâu?

Ngay cả khi đã mua được nhà, việc huy động nguồn tài chính để nộp tiền nhà lại càng thêm khó khăn. Nhiều người lao động nghèo vẫn đau đáu ngóng đợi nguồn vốn ưu đãi khi gói 30 nghìn tủ đồng đã kết thúc.

Ủy ban thường vụ Quốc hội đã đồng ý bố trí khoảng 1.200 tỷ đồng để thực hiện chính sách nhà ở xã hội nhưng đến nay, Hà Nội cũng như các địa phương khác vẫn chưa có dư nợ tín dụng về nhà ở xã hội. Thủ tướng Chính phủ liên tiếp ban hành các quyết định về lãi suất ưu đãi 4,8%/năm đối với loại nhà ở này.

Có thể thấy, chính sách ban hành nhanh nhưng ngân sách lại bố trí chậm đã khiến người mua nhà trong thời gian qua phải trả lãi suất cao và tiếp tục phải đối mặt lãi suất thả nổi ở các năm tiếp theo.

Dự kiến năm 2018, nguồn vốn cho vay mua nhà ở xã hội là 1.000 tỷ đồng. Để thực hiện tốt chương trình này, ngân hàng đang thực hiện các giải pháp về nghiệp vụ, tập huấn triển khai, đồng thời phối hợp với chính quyền các cấp để giải ngân nguồn vốn nhanh chóng, kịp thời và đúng đối tượng.

Tuấn Phương – Lifespaceland

Bình luận

Đánh giá bài viết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chia sẻ bài viết