Khu vực nào hưởng lợi từ việc đầu tư hơn 66.000 tỷ đồng cho hạ tầng giao thông Hà Nội ?
Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đề xuất cho phép áp dụng cơ chế đặc thù, để lựa chọn nhà đầu tư cho một số tuyến giao thông trọng điểm như vành đai 2,5; 3,5, vành đai 4. Với tổng mức đầu tư hơn 66.000 tỷ đồng, đây là những dự án rất lớn và cấp thiết nhằm giảm thiểu tắc giao thông, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô. Vậy đâu là những khu vực nào hưởng lợi từ việc đầu tư hạ tầng giao thông Hà Nội
Kế hoạch đầu tư “khủng” cho hạ tầng giao thông Hà Nội
Dự kiến, số tiền hơn 66.000 tỷ đồng sẽ được dành cho các dự án: khu vực tuyến đường vành đai 4; cầu Giang Biên và đường nối 2 đầu cầu (từ cầu Vĩnh Tuy, vành đai 2 đến Ninh Hiệp), cầu Đuống 2 và đường nối đến địa phận Bắc Ninh, dự án đường vành đai 2,5 và 3,5…
Trong đó, khu vực tuyến khép kín Vành đai 2,5 gồm các đoạn: Cuối phố Trung Kính đến Trần Duy Hưng có chiều dài 0,5km, tổng vốn đầu tư 1.152 tỷ đồng. Tuyến Ngụy Như Kom Tum – Nguyễn Trãi – Đầm Hồng dài 2,53km, tổng vốn đầu tư lên tới 2.601 tỷ đồng. Đoạn Khu đô thị mới Dịch Vọng đến Dương Đình Nghệ dài 0,72km, tổng vốn đầu tư 928 tỷ đồng.
Một góc hạ tầng giao thông hiện đại của Hà Nội
Khu vực tuyến vành đai 3,5 bao gồm: Đề xuất xây dựng cầu Thượng Cát với chiều dài 4,5km. Đoạn từ cầu Thượng Cát đến Quốc lộ 32 có độ dài 3km, tổng vốn đầu tư 1.594 tỷ đồng. Nút giao khác mức giữa Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, tổng vốn đầu tư khoảng 2.555 tỷ đồng. Đoạn đường từ Phúc La -Văn Phú đến Pháp Vân – Cầu Giẽ có độ dài 10,8km, vốn đầu tư dự kiến lên tới 4.200 tỷ đồng.
Tuyến đường vành đai 4, bao gồm dự án cầu Mễ Sở và đường dẫn dài 4km, tổng vốn đầu tư 6.500 tỷ đồng. Dự án cầu Hồng Hà và đường dẫn có chiều dài 6km, vốn đầu tư lên tới 9.800 tỷ đồng. Dự án tuyến giao thông từ cao tốc Hà Nội – Lào Cai đến quốc lộ 32, và tuyến từ quốc lộ 32 đến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, tổng chiều dài 34km, tổng số vồn đầu tư dự kiến 19.690 tỷ đồng.
>>> Xem thêm : hướng cửa căn hộ chung cư
Các khu vực xung quanh hạ tầng giao thông mới được nhiều nhà đầu tư quan tâm
Theo UBND thành phố Hà Nội, các dự án với nguồn vốn lớn trên các khu vực được đầu tư sẽ góp phần giảm bớt tình trạng ùn tắc, đáp ứng nhu cầu di chuyển và vận tải của người dân… Từ thay đổi hạ tầng tiên tiến sẽ tạo động lực để thay đổi diện mạo đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho Thủ đô cũng như cả nước.
Tuyến đường vành đai 2,5
Bàn đến khả năng thu hút vốn vào các dự án trên, Hà Nội dự kiến sẽ thu xếp nguồn vốn bằng cách “đổi đất lấy hạ tầng”, khai thác quỹ đất tại một số địa bàn quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ, huyện Gia Lâm, huyện Đông Anh… là những khu vực có dự án đi qua.
Bên cạnh đó, hiện đã có nhiều nhà đầu tư chiến lược, đủ năng lực quan tâm và mong muốn triển khai thực hiện các dự án trên theo hình thức BOT, BT hay PPP. UBND thành phố Hà Nội cho biết đã chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo quỹ đất thanh toán cho các dự án áp dụng theo hình thức BT.