Hà Nội: 17 chung cư không có khả năng phòng cháy chữa cháy, đề nghị hạ chuẩn PCCC

Địa bàn Hà Nội có 1.075 nhà, công trình cao tầng, chung cư cao tầng. Trong đó, sau kiểm tra phát hiện 17 công trình nhà chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng có vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC), không có khả năng khắc phục theo yêu cầu của quy chuẩn PCCC hiện hành.

Danh sách 17 chung cư không khả năng khắc phục PCCC

8 dự án do tư nhân bỏ tiền đầu tư gồm: Chung cư mini Bồ Đề (ngõ 193 Bồ Đề), Khu nhà ở nhiều hộ gia đình số 76 Cự Lộc, Tòa nhà văn phòng cho thuê và để ở (số 88 Tô Vĩnh Diện), Tòa nhà chung cư cao tầng (số 46/230 Lạc Trung), Tòa nhà chung cư\ (89 Phùng Hưng – Phúc La, Hà Đông), Nhà chung cư 30 tầng BMM khu đô thị Xa La của Công ty Sản xuất thương mại BMM, Trung tâm thương mại nhà ở cao tầng số 27 Lạc Trung của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, Tháp B văn phòng thuộc tòa nhà hỗn hợp HH1 ngõ 102 Trường Chinh của Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam.

Hà Nội: 17 chung cư không có khả năng phòng cháy chữa cháy, đề nghị hạ chuẩn PCCC

Hàng triêu cư dân sống trong các chung cư vẫn thấp thỏm nỗi lo “bà hỏa”

5 tòa chung cư cao tầng  của doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên bao gồm: Tòa nhà CT1 Xa La, tòa nhà CT2 Xa La, tòa nhà CT3 Xa La, nhà chung cư CT4, và trung tâm thương mại và căn hộ chung cư, thuộc khu đô thị Xa La, Phúc La, Hà Đông.

Đáng lưu ý, có 4 dự án do các đơn vị xây dựng phục vụ nhu cầu ở cán bộ chiến sĩ công an, cụ thể là: Dự án nhà ở để bán cho cán bộ chiến sĩ công an huyện Gia Lâm, tòa nhà C17 Bộ Công an tổ 14 Ngọc Thụy; nhà ở cho cán bộ, giáo viên Học viện Quốc tế (Bộ Công an) xã Thanh Liệt, Thanh Trì; nhà ở cho cán bộ chiến sĩ Tổng cục V (Bộ Công an), khu đô thị mới Cổ Nhuế.

>>> Xem thêm: Vẫn nhức nhối vấn đề “Ban quản trị” chung cư

Khắc phục hay hạ tiêu chuẩn PCCC

UBND TP Hà Nội cho rằng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn phòng cháy có nêu trong một số trường hợp riêng biệt, Bộ Xây dựng cho phép giảm bớt một số quy chuẩn đối với công trình cụ thể, khi có giải pháp thay thế và được sự thẩm duyệt bởi Cục Cảnh sát PCCC (Bộ Công an).

Ngoài biện pháp hạ tiêu chẩn, để khắc phục tồn tại về PCCC của những công trình trên, Hà Nội đưa ra 10 nhóm giải pháp, tương ứng với nhóm chung cư có cùng vấn đề phải giải quyết. Ví dụ như với công trình không thể thi công hệ thống hút khói, thành phố đề xuất thay thế cửa mở ra hành lang bằng cửa chống cháy tự động đóng, bổ sung hệ thống tăng áp trực tiếp vào hành lang các tầng.

Khắc phục hay hạ tiêu chuẩn PCCC

Bố trí PCCC đạt tiêu chuẩn cho một căn hộ

Nếu công trình không có khả năng thi công hệ thống tăng áp cho buồng thang bộ, đề xuất mở ô cửa thoáng mặt sau các buồng thang bộ. hay đề xuất giải pháp ống đổ rác làm bằng vật liệu không cháy, miệng ống phải tự động đóng kín đối với công trình tồn tại về hệ thống thu rác…

Theo Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội, hiện Hà Nội còn 38 chung cư vi phạm PCCC, đa số đã cho người dân vào ở. Riêng 26 tòa nhà rơi vào dạng “bất khả kháng” vì liên quan đến kiến trúc, kết cấu, theo quy chuẩn mới thì không thể đáp ứng được. Để hạn chế vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam đưa ra ý kiến cho rằng thay vì phạt hành chính 60 – 70 triệu với những chủ đầu tư không đáp ứng được điều kiện PCCC mà vẫn cho dân cư vào công trình ở thì nên yêu cầu dừng đầu tư mới hẳn 5 năm. Theo ông “Thể chế xử phạt các đối tượng pháp luật chi phối không nghiêm không rõ ràng nên người bị pháp luật chi phối vẫn nghĩ rằng cái này cũng không vấn đề gì”.

Bình luận

Đánh giá bài viết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chia sẻ bài viết