Các đại gia bất động sản rầm rộ quay lại xu hướng “đổi đất lấy hạ tầng”

Sau thời gian im ắng, các đại gia bất động sản rầm rộ quay lại xu hướng “đổi đất lấy hạ tầng” lấy cầu đường, trụ sở, công viên… đang trở lại mạnh mẽ. Hình thức đầu tư BT (xây dựng và chuyển giao) hiện đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc với những dự án lên tới cả nghìn tỷ đồng.

Thời kỳ hoàng kim của “đổi đất lấy hạ tầng”

Nhiều đại gia bất động sản như Tập đoàn Nam Cường, Geleximco… từng đi đầu trong việc “đổi đất lấy hạ tầng” tại một loạt tuyến đường lớn như Lê Văn Lương kéo dài, Lê Trọng Tấn. Các đại gia này sau đó được thành phố Hà Nội đổi cho những mảnh đất vàng, quy mô lớn dọc các tuyến đường để xây dựng chung cư, nhà biệt thự.

Các đại gia bất động sản rầm rộ quay lại xu hướng “đổi đất lấy hạ tầng”

Giai đoạn 7 – 8 năm trước cũng là thời kỳ “trăm hoa đua nở” của hình thức BT khắp các địa phương. Tuy nhiên hình thức đầu tư này cũng được nhận xét là có nhiều rủi ro trong việc định giá khu đất khi đem đổi. Sẽ có những khu đất đổi cho nhà đầu tư lấy đường sá, công trình công cộng… có giá trị cao hơn hẳn so với khoản đầu tư mà các đon vị này bỏ ra.

Như gần đây, Thanh tra Chính phủ đã công bố 7 dự án BT “đổi đất lấy hạ tầng” của Hà Nội xuất hiện nhiều sai phạm, gây thất thoát lớn. Có thể kể đến dự án nhà máy nước Yên Sở (Hoàng Mai) do Tập đoàn Gamuda Berhad thực hiện. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Tập đoàn này giảm giá trị quyết toán hơn 61,9 triệu USD, yêu cầu nộp trả thành phố Hà Nội khoản tiền hơn 484 tỷ đồng.

Tìm hiểu xu hướng đầu tư của các đại gia bất động sản tại đây:

Dự án “có vấn đề” khác chính là đường trục phía Nam Hà Tây (cũ) có tổng chiều dài hơn 40km do CIENCO 5 thực hiện. Những sai phạm trong việc xác định tổng vốn đầu tư dự án BT đã dẫn đến việc ký hợp đồng tăng sai tới 920 tỷ đồng so với thực tế. Đồng thời, hàng loạt dự án của đại gia này cũng đang bị thanh tra như Thanh Hà A – CIENCO 5, Thanh Hà B – CIENCO 5 hay Mỹ Hưng – CIENCO…

>>> Xem thêm : vì sao khu đô thị ở Hà Nội “cứ mưa là ngập”

Xu hướng “ôm đất vàng” quay trở lại

Sau thời gian tạm đóng băng khoảng vài năm, gần đây trào lưu làm dự án BT bắt đầu sôi động trở lại.

Thành phố Hà Nội mới đây đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ bổ sung thêm 6.000 ha đất để làm quỹ đất đối ứng cho các nhà đầu tư tư nhân để có vốn thực hiện dự án đường sắt đô thị. Hiện theo ước tính, tổng giá trị quỹ đất này lên tới 15 tỷ USD (khoảng 300.000 tỷ đồng).

khoicongduancongvienhodieuhoacaugiay-min

                                 Công viên hồ điều hòa Cầu Giấy

Hay như Tập đoàn Vingroup đang triển khai thực hiện dự án Công viên hồ điều hòa Cầu Giấy rộng 32 ha – một trong những hồ điều hòa lớn nhất Thủ đô. Đổi lại, thành phố Hà Nội sẽ giao cho nhà đầu tư này khu đất 2,3ha trên trục đường Phạm Hùng để xây dựng tổ hợp bất động sản bán chung cư cao cấp Vinhomes Skylake. Ngoài ra, hàng loạt địa phương cũng đề xuất xây trung tâm hành chính mới bằng cách “đổi đất lấy trụ sở” như ở Hải Dương, Khánh Hòa, Bình Dương, Nghệ An, Hải Phòng…

Theo TS. Nguyễn Xuân Thành – Giảng viên chương trình Kinh tế Fulbright thì thay vì các đại gia bất động sản rầm rộ quay lại xu hướng “đổi đất lấy hạ tầng” có nhiều điều không minh bạch, có thể làm tăng nợ công, chúng ta nên chấp nhận đầu tư bằng trái phiếu công trình. Việc tiến hành đấu thầu cạnh tranh, đấu giá quyền sử dụng đất minh bạch sẽ giúp cơ sở hạ tầng phát triển, tránh làm tăng nợ công và hạn chế sai phạm.

Bình luận

Đánh giá bài viết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chia sẻ bài viết