Bạn đã nắm được sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ?
Sổ hồng, sổ đỏ, nghe qua thì có sự khác nhau về hình thức, vậy còn ý nghĩa và nội dung của hai loại sổ này liệu có khác nhau? Thực chất, pháp luật không quy định tên gọi của hai loại giấy chứng nhận như vậy mà cách gọi này do người dân dựa trên màu sắc của mỗi loại giấy để phân biệt ngắn gọn mà thôi. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý vị nắm được thực chất của hai loại sổ này.
Sổ hồng và sổ đỏ có gì khác nhau là băn khoăn của không ít người
Về tên gọi, đối tượng và nguồn gốc
Tên gọi
Sổ đỏ có tên chính thức là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sổ hồng có tên đầy đủ là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Đối tượng sở hữu
Theo quy định của Chính phủ, sổ đỏ cấp cho khu vực ngoài đô thị, tức nông thôn. Loại đất được cấp sổ đỏ khá đa dạng như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nhà ở tại nông thôn… Ngược lại, sổ hồng cấp cho gia chủ sở hữu đất thuộc khu vực đô thị.
Nguồn gốc
Sổ đỏ là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Trong khi đó, sổ hồng là mẫu do Bộ Xây dựng ban hành.
>>> Xem thêm: Đặc khu kinh tế là gì? Việt Nam sở hữu những đặc khu kinh tế nào?
Về trường hợp cấp sổ
Đa phần sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình nên khi chuyển nhượng cần có chữ ký của các thành viên trên 18 tuổi. Sổ hồng được cấp trong các trường hợp sau:
- Chủ sở hữu nhà đồng thời là người sử dụng đất. Nếu là chủ sở hữu căn hộ chung cư thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
- Chủ sở hữu nhà không là chủ sử dụng đất thì chỉ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Các loại giấy tờ gồm Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Minh họa phân biệt sổ hồng và sổ đỏ bằng hình ảnh
Từ năm 2009, Chính phủ cùng Bộ tài nguyên và môi trường đã ban hành thêm một loại là Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Loại giấy phép này được ban hành với mọi loại đất, nhà ở… trên phạm vi cả nước. Vì vậy, sổ đỏ và sổ hồng đã có giá trị tương đương nhau cùng với Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất nói trên. 3 loại giấy tờ này lưu hành song song và có giá trị pháp lý như nhau.