Bài toán đầu tư bất động sản : nên chọn đất nền hay nhà xây sẵn ?
Hiện nay, khi các kênh đầu tư khác đang ngày càng khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro thì bất động sản chính là kênh đầu tư đang thu hút sự quan tâm lớn. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là: khi đầu tư bất động sản, nên chọn đất nền hay nhà xây sẵn ? Hay có nên đầu tư căn hộ hoặc condotel ? Dưới đây là các thông tin cần thiết giúp bạn có được câu trả lời phù hợp.
Đất nền khu vực ven đô đang là tâm điểm
Thị trường bất động sản Việt Nam giai đoạn từ 2015 cho đến nửa đầu năm 2017 chứng kiến sự lên ngôi của bất động sản liền thổ, đặc biệt là đất nền. Cùng với sự phát triển hiện đại của hạ tầng giao thông, các sản phẩm đất nền tại ven đô, ngoại thành với giá bất động sản bán trên dưới 1,5 tỷ đang được săn lùng gắt gao. Với loại sản phẩm này, bạn cần tính đến mục tiêu dài hạn ở các dự án có hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ, có tiềm năng kinh doanh tốt thì mới đảm bảo khả năng sinh lời lâu dài.
Theo các chuyên gia nhận định, tỷ suất sinh lợi của đất nền hiện có thể đạt trung bình 15-20%, vì vậy kỳ vọng lợi nhuận đầu tư cao gấp 2-3 lần so với lãi suất ngân hàng hoàn toàn có thể thực hiện được. Đồng thời, đây là kênh tích lũy tài sản an toàn, dễ tăng giá theo thời gian và ít chịu ảnh hưởng xấu của chu kỳ tăng trưởng. Đất nền cũng được xếp vào nhóm sản phẩm hiện hữu, ít bị rủi ro từ các chiêu trò quảng cáo hơn các sản phẩm khác.
Tìm hiểu thêm bài toán đầu tư bất động sản tại đây:
Tuy nhiên, với giá trị cao nên đất nền khá kén khách đầu tư, cũng như sẽ phải phải mất chi phí cơ hội do tốc độ nộp tiền và giao đất nhanh hơn. Chưa kể việc, nguồn vốn của bạn sẽ khó cắt nhỏ để san sẻ ở các kênh đầu tư khác. Đầu tư đất nền cũng chỉ có thể kỳ vọng tài sản tăng giá, có được lợi nhuận khi chốt mua bán đứt đoạn, vậy nên khó có nguồn thu như cho thuê nhà hàng tháng. Chủ đầu tư đất nền cần chờ cơ hội để đón sóng hạ tầng, quy hoạch có tính đột phá.
Chọn căn hộ để đầu tư với dòng tiền nhỏ giọt
Đối với nhiều dự án chung cư, các chủ đầu tư thường đưa ra phương thức thanh toán linh hoạt, có lợi cho nhà đầu tư thứ cấp như thanh toán trong nhiều đợt, nhận nhà trước – thanh toán sau nhằm tối ưu nguồn vốn. Đồng thời, phân khúc căn hộ cũng đễ dàng nhận được các hỗ trợ tài chính từ ngân hàng. Vì vậy, với khoản vốn tự có không nhiều, khách hàng vẫn có thể đầu tư căn hộ theo mong muốn. Đây được coi là hình thức đầu tư dễ sinh lợi định kỳ (theo tháng, năm) bởi việc cho thuê lại.
Dù vậy, loại hình đầu tư này cũng đang gặp nhiều khó khăn như thị trường căn hộ dần bão hòa, sự cạnh tranh khốc liệt với nguồn cung gia tăng nhanh chóng. Điều này sẽ có thể làm chậm tính thanh khoản hoặc giám giá trị căn hộ trong lâu dài.
Phân khúc này cũng bị chi phối nhiều bởi các hoạt động quảng cáo, do đây thường là sản phẩm hình thành trong tương lai. Chưa kể, đầu tư căn hộ sẽ khó tăng giá đột biến như sản phẩm đất nền, nhà liền thổ. Bởi thực tế, sau chu kỳ 10 năm đầu khai tác tốt, giá bán căn hộ có thể giảm ở biên độ hẹp dưới 5%/năm và dẫn đến bão hòa sau đó.
>>> Xem thêm : Các dự án Vincom của Vingroup trên cả nước
Đảm bảo cam kết lợi nhuận với Condotel
Condotel là sản phẩm căn hộ khách sạn dịch vụ, mới xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng vài năm gần đây. Loại hình này đang trở thành hình thức đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng. Với đặc thù là để phục vụ du lịch nghỉ dưỡng nên các căn condotel luôn có được cam kết lợi nhuận từ chủ đầu tư, nhờ vậy hình thức này cũng có tỷ lệ an toàn cao hơn.
Hiện tại, nhiều chủ dự án thường cam kết lợi nhuận khá cao, lên đến 10 – 12% mỗi năm và nhà đầu tư có thể hoàn vốn trong vòng 8 – 10 năm. Ví dụ như khách hàng bỏ ra khoảng 3 tỷ đồng để đầu tư một condotel, sẽ thu về tiền lãi 10%/năm tức khoảng 300 triệu đồng/năm từ việc giao cho chủ đầu tư khai thác, cho thuê. Như vậy, sau 10 năm nhà đầu tư sẽ có thể thu hồi hoàn toàn số vốn 3 tỷ đồng và được sở hữu trọn vẹn bất động sản nghỉ dưỡng này. Đây được coi là hình thức đầu tư khá hiệu quả và nhàn nhã.
Tuy nhiên, cũng không thể chắc chắn hoàn toàn việc chủ đầu tư đảm bảo lợi nhuận theo cam kết nếu dự án không có đủ lượng khách tới thuê phòng. Đồng thời, nếu nếu đơn vị đó là nhà quản lý “tay ngang”, thiếu kinh nghiệm thì cũng sẽ có nhiều nguy cơ rủi ro.